VÕ CỔ TRUYỀN – Tinh hoa di sản người Việt
1. Xuất xứ: Việt Nam.
2. Đặc điểm cơ bản:
- Võ cổ truyền Việt Nam được coi là một di sản của người Việt, chứa đựng trong đó tinh hoa của dòng chảy văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán. Đây là những thế võ được sáng tạo ngay từ thời dựng nước, giữ nước và cho đến bây giờ là phát triển văn hóa võ thuật nước nhà.
- Đặc trưng của những môn võ cổ truyền là sự tương giao của con người với những cách thức chuyển động, tấn công của loài vật. Võ cổ truyền Việt Nam thường được dùng để đánh trận, vì tính thực tế rất cao, hoặc phù hợp hơn nữa là dùng để tự vệ.
- Hiện nay, Võ Cổ Truyền Việt Nam có môn phái Võ Bình Định Tây Sơn là nổi tiếng nhất và được rất nhiều người theo học.
3. Võ phục: Màu đen, mang giày.
4. Hình thức luyện tập: Cá nhân hoặc tập thể
5. Hình thức thi đấu: Cá nhân
6. Lợi ích khi học Võ Cổ Truyền:
- Rèn luyện thân thể cường tráng, sức khỏe bền bĩ;
- Những động tác đi quyền dứt khoát, vung tay, vung chân, có tác dụng rất tốt đến sự phát triển chiều cao và hệ cơ xương cho các em.
- Rèn tác phong nề nếp, kỹ thuật của trẻ ngay từ những ngày còn bé, tu dưỡng và hoàn thiện đạo đức bản thân;
- Xây dựng và nâng cao kỹ năng tự vệ trong chiến đấu, khả năng vượt khó trong cuộc sống;
- Góp phần bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của dân tộc
7. Những đối tượng trẻ em nên học Võ cổ truyền
- Mọi đối tượng trẻ em đều có thể học võ cổ truyền.
- Đặc biệt, với những trẻ có tính cách cá biệt, bất đồng, dễ nổi nóng thì càng nên cho học võ cổ truyền để được rèn dũa về cả thể chất lẫn tinh thần.
8.Độ tuổi thích hợp học võ cổ truyền
- Từ 6 tuổi đến 15 tuổi (phù hợp cho trẻ cấp 1 và cấp 2)